QUY CHẾ LÀM VIỆC
của trường trung học cơ sở Đa Phúc
( Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ- THCS ĐP ngày 23/9/2018 của Hiệu trưởng trường THCS Đa Phúc )
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị của UBND huyện Yên Thuỷ về việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc nâng cao ý thức trách nhiệm khi thi hành công vụ của cán bộ công chức. viên chức trên địa bàn,
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,
CHƯƠNG I
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 1. Vị trí
Trường THCS Đa Phúc trực thuộc Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Yên Thủy, là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do BGD&ĐT ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động GD, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng GD.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng GD, tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA HIỆU TRƯỞNG, CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG
I. QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC CHUNG:
1. Việc lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện theo quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ mà nhà trường đã ban hành. Chấp hành đúng Điều lệ nhà trường và thực hiện làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Giữ gìn và phát huy sự đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào thì chủ động căn cứ nhiệm vụ năm học, tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cho từng mặt công tác trình Hiệu trưởng phê duyệt sau Hội nghị công chức, viên chức hàng năm; cuối tháng sơ kết báo cáo Hiệu trưởng và trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan của giáo viên, nhân viên và học sinh tại các phiên họp hội đồng Sư phạm thường kỳ. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào chịu trách nhiệm chính lĩnh vực đó.
3. Hồ sơ thuộc lĩnh vực nào, do người được phân công lĩnh vực đó thiết lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định. Khi có kiểm tra của cấp trên, phải có đủ hồ sơ theo quy định.
4. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành nhà trường, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phải có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, chủ động của cá nhân, tinh thần cộng sự để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao phó.
5. Trên cương vị được phân công, các Phó Hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ mỗi năm học, các yêu cầu khác trong từng năm học và các nhiệm vụ đột xuất được giao để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, kịp thời kiểm tra, giám sát để đạt được hiệu quả công tác cao nhất.
Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng
1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
2. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường, phát huy vai trò của từng cá nhân, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và với địa phương trong tổ chức các hoạt động của nhà trường; thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường theo quy định;
3. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
4. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các Hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
5. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; thực hiện việc tuyển dụng GV, NV; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động GV, NV theo quy định của nhà nước;
6. Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh , ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
7. Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
8. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
9. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.
10. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của phó Hiệu trưởng
1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
2. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.
4. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
II. PHÂN CÔNG CỤ THỂ:
Điều 5. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng
a. Phụ trách chung.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm lớp, điều phối công việc giữa các Phó Hiệu trưởng để đảm bảo đúng chức trách thẩm quyền.
b. Phụ trách các lĩnh vực công tác cụ thể sau:
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; quản lý tổ chức bộ máy của nhà trường;
- Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh; chỉ đạo quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; chỉ đạo quản lý và tổ chức giáo dục học sinh. Tiếp nhận học sinh chuyển trường;
- Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường; chủ tài khoản, công tác kế hoạch, tài vụ, mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ bản và sửa chữa; ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học;
- Công tác đối ngoại của nhà trường và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài nhà trường;
- Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; thi đua khen thưởng, kỷ luật giáo viên, nhân viên và học sinh. Xếp loại đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên; tuyển sinh, hội đồng xét lương. Công tác phòng, chống tham những, tiêu cực, lãng phí;
- Tham gia giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm của các Phó Hiệu trưởng khi được đề nghị hoặc xét thấy cần thiết. Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của các Phó Hiệu trưởng phụ trách và những công việc khác mà Hiệu trưởng thấy cần phải trực tiếp giải quyết;
- Chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội thiếu niên tiền phong.
Điều 6. Phó Hiệu trưởng 1: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các mặt công tác sau:
- Xây dựng kế hoạch chuyên môn: Kế hoạch dạy và học; kế hoạch kiểm tra đánh giá học sinh; kế hoạch Thanh tra, kiểm tra chuyên môn; kế hoạch tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; và các kế hoạch khác trong hoạt động chuyên môn.
- Tổ chức, quản lý, điều hành công tác dạy và học: Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, chất lượng dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác.
- Cùng với Hiệu trưởng phân công công tác cho tất cả giáo viên, nhân viên.
- Quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh, đánh giá xét duyệt kết quả học lực của HS khối 7 và khối 8.
- Ký duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của GV và nội dung sinh hoạt tuần của GVCN lớp.
- Duyệt sổ đầu bài, kiểm tra sổ điểm lớp và sổ điểm cá nhân của GV chủ nhiệm và GV giảng dạy các bộ môn.
- Sắp xếp để hàng tuần dự giờ dạy của giáo viên từ 2 đến 3 tiết.
- Phụ trách tổ chức các phong trào thi đua, học tập của học sinh.
- Cùng với HT phối hợp với Ban đại diện Hội CMHS trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Những việc hoặc công tác đột xuất khác do Hiệu trưởng phân công.
- Được nghỉ 01 ngày/tuần (không trùng ngày với Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng 2)
Điều 7. Phó Hiệu trưởng 2: Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về các mặt công tác sau:
- Phụ trách tổ chức các phong trào thi đua, văn nghệ, TDTT, hạnh kiểm của học sinh, công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy.
- Chỉ đạo các hoạt động GDNGLL, giáo dục hướng nghiệp. Thường trực Hội đồng kỷ luật hs;
- Trực tiếp chỉ đạo phụ trách công tác Y tế học đường, công tác tự đánh giá; Phụ trách quản lý kiểm tra các phòng thí nghiệm thực hành, phòng tin học;
- Theo dõi công tác thư viện, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học
- Phụ trách quản lý cơ sở vật chất của các phòng hành chánh, phòng học và các phòng khác, chỉ đạo công tác lao động.
- Cùng với Hiệu trưởng phân công công tác cho tất cả giáo viên, nhân viên
- Cùng với HT phối hợp với Ban đại diện Hội CMHS trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Quản lý, tổ chức, giáo dục hs, đánh giá xét duyệt kết quả Hạnh kiểm của học sinh toàn trường.
- Trực tiếp chỉ đạo phụ trách công tác Phổ cập GD của nhà trường
- Sắp xếp hàng tuần dự giờ dạy của giáo viên từ 2 đến 3 tiết
- Những việc hoặc công tác đột xuất khác do Hiệu trưởng phân công.
- Được nghỉ 01 ngày/tuần (không trùng ngày với Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng 1)
Điều 8: Chủ tịch công đoàn: Có những nhiệm vụ như sau:
- Lãnh đạo và tổ chức các hoạt động công đoàn theo điều lệ công đoàn.
- Là phó chủ tịch thường trực hội đồng thi đua khen thưởng. Chịu trách nhiệm theo dõi, cập nhật kết quả đánh giá xếp loại thi đua của đơn vị.
- Chủ động, phối hợp với BGH, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các phong trào thi đua nhằm thúc đẩy hoạt động dạy và học.
- Có tinh thần tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, xây dựng khối đoàn kết, thực hiện các cuộc vận động lớn và các phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Điều 9: Tổ chuyên môn
* Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Mỗi tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng, và 01 tổ phó chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.
* Tổ trưởng chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch và điều hành các hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của các thành viên trong tổ theo kế hoạch dạy học, PPCT và các quy định của Bộ GD&ĐT.
- Chủ trì các cuộc họp tổ theo lịch trong tuần và nội dung chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Kiểm tra và ký giáo án của GV trong tổ vào các buổi sáng thứ 2 hoặc thứ 5 hàng tuần.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của chuẩn nghề nghiệp GV THCS và các quy định khác hiện hành, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ phó và cùng tổ phó dự giờ tất cả giáo viên trong tổ.
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên trong tổ.
* Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 tuần 1 lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
Điều10: Nhiệm vụ Tổng phụ trách Đội TNTPHCM và Bí thư Đoàn TNCSHCM:
- Giáo viên làm công tác Đoàn TNCSHCM và Đội TNTPHCM là giáo viên được bồi dưỡng về công tác Đoàn và Đội, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
- Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Đoàn, Đội ở nhà trường và tham gia các hoạt động với địa phương.
- Tổ chức chào cờ đầu tuần, điều hành các hoạt động của Đội TNTPHCM.
- Phối hợp với Đội cờ đỏ tổ chức, quản lý, giáo dục đội viên, đặc biệt các trường hợp học sinh cá biệt.
- Tổ chức quản lý, lên kế hoạch thi đua trong học sinh theo chủ đề hàng tháng dưới sự chỉ đạo của Hội đồng đội xã, Huyện, BCH đoàn xã và Hiệu trưởng nhà trường. Tổng kết báo cáo BGH kết quả thi đua hàng tuần, công khai kết quả thi đua vào các buổi chào cờ hàng tuần.
- Phối hợp Đội cờ đỏ theo dõi việc thực hiện nội quy nề nếp của nhà trường và Liên đội, tham gia đánh giá, xếp loại thi đua các chi đội hàng tuần.
- Phối hợp, vận động các lực lượng giáo dục, các lực lượng xã hội ở địa phương cùng tham gia công tác Đội.
Điều 11: Quyền hạn giáo viên
a. Giáo viên có những quyền sau đây:
- Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;
- Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
- Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;
- Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, Hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu được sự đồng ý của Hiệu trưởng và phê duyệt của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự an toàn thân thể;
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền như vừa nêu, còn có những quyền sau đây:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
- Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày;
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.
Điều 12: Nhiệm vụ giáo viên
a. Giáo viên trực tiếp giảng dạy:
- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm - thực hành; kiểm tra đánh giá theo đúng quy định (kể cả việc đánh giá cho điểm, xếp loại từng học sinh và việc đánh giá xếp loại sau mỗi giờ dạy trên lớp theo quy định của trường); Vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, chính xác. Đến trường và ra vào lớp đúng giờ, cấm hành vi tuỳ tiện bỏ giờ; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia tích cực các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. Thực hiện định mức dạy 19 tiết/ tuần.
- Luôn có ý thức rèn luyện đạo đức theo các quy định về đạo đức nhà giáo, có kế hoạch tự học tập và bồi dưỡng về chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy giáo dục.
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật điều lệ nhà trường, thực hiện nghiêm túc các quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của học sinh; giao tiếp đúng mực với phụ huynh, đoàn kết thân ái cùng giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phối hợp có hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục: GVCN, GVBM, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Tham gia công tác phổ cập THCS ở địa phương và địa bàn được phân công. Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường.
- Phải có hành vi, ứng xử mẫu mực có tác dụng giáo dục cảm hoá học sinh. Mặc trang phục theo quy định khi đến trường.
- Trong một học kỳ mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 02 tiết thao giảng và dự giờ tất cả các tiết thao giảng hoặc dạy tốt của đồng nghiệp nếu không trùng giờ .
b. Giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định như vừa nêu, còn có những nhiệm vụ sau đây:
- Làm công tác kiện toàn, ổn định công tác tổ chức lớp, tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, có biện pháp tổ chức giáo dục phù hợp, có hiệu quả với từng đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp phát huy tính tích cực, khả năng tự quản của học sinh
- Liên hệ, cộng tác thường xuyên với gia đình học sinh: Thông báo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh thông qua phiếu báo kết quả học tập qua các kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng, kiểm tra đánh giá cuối học kỳ I và cả năm, các trường hợp đặc biệt phải thông báo ngay cho CMHS và BGH biết, chủ động phối hợp với Đoàn TN, TPT đội và các tổ chức xã hội có liên quan để giáo dục học sinh.
- Nhận xét đánh giá và xếp loại học sinh một cách chính xác, đề xuất các danh sách học sinh khen thưởng, kỷ luật … và hoàn chỉnh việc ghi kết quả chuyên cần, kết quả học tập, hạnh kiểm vào sổ điểm và học bạ theo quy định.
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình mọi mặt của lớp với Hiệu trưởng và BGH.
- Đầu tuần dự sinh hoạt dưới cờ với học sinh của lớp.
Điều 13. Tổ văn phòng
- Nhà trường có một tổ văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, y tế trường học và nhân viên bảo vệ, tạp vụ, thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ nghề nghiệp theo ngạch công chức và theo văn bản hợp đồng lao động thoả thuận.
- Tổ văn phòng có tổ trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.
- Tổ văn phòng sinh hoạt 2 tuần 01 lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
1. Nhân viên Kế toán:
- Lập dự toán, quyết toán, lập báo cáo, quản lý hồ sơ tài chính theo quy định của Luật kế toán.
- Thực hiện đúng quy định về quyền tự chủ Tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
- Thực hiện đúng các yêu cầu về thu chi của nhà trường kịp thời, chính xác và đạt hiệu quả tốt nhất.
- Vào ngày 30 hàng tháng( tháng 2 ngày 28) phải báo cáo đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động thu, chi của các loại quỹ cho Hiệu trưởng.
- Thực hiện công khai tài chính theo quy định.
- Là thành viên của tổ kiểm kê tài sản của trường
- Mỗi tuần được nghỉ một ngày vào thứ 7 hằng tuần.
2. Nhân viên Văn thư:
- Thường xuyên kiểm tra, cập nhật sĩ số HS hàng tuần; Ngày 20 hằng tháng báo cáo danh sách học sinh bỏ học, chuyển đi, chuyển đến cho Hiệu trưởng.
- Quản lý hồ sơ giáo viên, học sinh, sổ điểm, sổ đầu bài và các loại hồ sơ sổ sách của nhà trường theo quy định.
- Tiếp nhận, xử lý, chuyển công văn; Sắp xếp, lưu trữ các loại hồ sơ một cách có khoa học.
- Quản lý tốt con dấu nhà trường, đóng dấu kịp thời các văn bản; Bảo đảm đúng nguyên tắc, có hiệu quả trong việc sử dụng con dấu.
- Có ý thức tham mưu với Hiệu trưởng về công tác văn thư – lưu trữ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phục vụ tốt hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Chấp hành các điều động của lãnh đạo nhà trường, phối hợp với các thành viên khác trong nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Phát hành các biểu mẫu báo cáo nội bộ, tiếp nhận, xử lý và báo cáo Hiệu trưởng đúng thời gian qui định.
- Sắp xếp gọn gàng, ngăn lắp nơi làm việc, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh học đường.
- Mỗi tuần được nghỉ 1 ngày vào thứ 7.
3. Nhân viên phụ trách thiết bị.
- Quản lý, tiếp nhận và bảo quản tài sản, trang thiết bị dạy học của trường
- Cập nhật các loại hồ sơ sổ sách quản lý, theo dõi tình hình sử dụng ĐDDH và tình hình hoạt động của các phòng chức năng.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống các ĐDDH của trường để phục vụ tốt cho hoạt động dạy học.
- Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng về việc tổ chức quản lý, mua sắm bổ sung các thiết bị, ĐDDH trên cơ sở định mức kinh phí cho phép, phục vụ có hiệu quả hoạt động dạy học.
- Báo cáo, đề xuất với Hiệu trưởng có biện pháp xử lý các trường hợp hư hao, mất mát tài sản của nhà trường.
- Thực hiện các điều động của lãnh đạo nhà trường, phối hợp với các thành viên khác trong trường thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Nhân viên thư viện:
- Cập nhật, quản lý các loại hồ sơ thư viện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục.
- Bảo quản toàn bộ SGK dùng chung, sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo chí, tài liệu … theo quy định đối với cán bộ thư viện.
- Sắp xếp sách và các vật dụng trong phòng thư viện có khoa học, giúp cho người đọc dễ lấy, dễ tìm, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh học đường.
- Làm tốt công tác bạn đọc, phối hợp với các tổ chức trong nhà trường thực hiện công tác giới thiệu sách theo chủ đề, xây dựng tủ sách của trường ngày càng phong phú.
- Báo cáo, đề xuất với Hiệu trưởng có biện pháp xử lý các trường hợp hư hao, mất mát tài sản của nhà trường.
- Thực hiện các điều động của lãnh đạo nhà trường, phối hợp với các thành viên trong nhà trường thực hiện tốt công việc được giao.
- Mỗi tuần được nghỉ một ngày trong tuần.
5. Nhân viên Y tế:
- Đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ học sinh, phối hợp với GVCN, Kế toán thực hiện tuyên truyền, vận động học sinh tham gia BHYT và lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho học sinh.
- Có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra bảo đảm vệ sinh các phòng học, an toàn trong trường học.
- Có kế hoạch phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện và phòng GD&ĐT khám phân loại sức khỏe đầu năm cho học sinh, chủ động thực hiện các cuộc vận động phòng, chống dịch bệnh trong phạm vi nhà trường đồng thời có ý thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.
- Phối hợp với Hội trưởng hội Chữ thập đỏ xây dựng kế hoạch mua sắm các trang thiết bị, thuốc chữa bệnh phù hợp với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ học sinh và tình hình cụ thể của nhà trường.
- Mỗi tuần được nghỉ một ngày.
6. Nhân viên phục vụ: (Hợp đồng ngắn hạn)
- Thời gian làm việc: Mỗi ngày 6 giờ, ngoài ra khi nhà trường có công việc đột xuất phải có mặt theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
Nhiệm vụ:
- Quét dọn, lau chùi, chuẩn bị nước uống, sắp xếp các loại tài sản phục vụ văn phòng, phòng làm việc, phòng hội đồng, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh trường .
- Phục vụ các buổi họp, các hội nghị của nhà trường và tổ chức chuyên môn bao gồm: Vệ sinh phòng họp, hội trường, sắp xếp bàn ghế, nước uống.
7. Nhân viên Bảo vệ:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác an ninh trật tự trường học, phòng cháy chữa cháy.
- Chịu trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở vật chất của nhà trường 24/24 giờ, quản lý trông giữ xe của giáo viên và học sinh an toàn, sắp xếp khoa học.
- Phối hợp với Đoàn đội kịp thời phát hiện, xử lý hiệu quả các vụ việc gây rối mất trật tự an ninh, an toàn cơ sở vật chất trường học.
- Cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình an ninh trường học, vào sổ trực, tổng hợp báo cáo với BGH vào thứ 7 hàng tuần.
- Phối hợp chặt chẽ và thông báo kịp thời các thông tin, các biểu hiện gây rối trật tự ở khu vực gần trường với công an xóm, xã, huyện để có giải pháp cùng giải quyết.
- Tham gia tích cực các hoạt động đoàn thể và các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng yêu cầu.
Quy chế được bàn bạc thảo luận của tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường và đã được sửa đổi, bổ xung, công bố, thống nhất cùng thực hiện trước hội đồng sư phạm nhà trường./.
T/M BCHCĐ CHỦ TỊCH
Phan Thị Bình |
T/M NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG
Bùi Văn Hiến |